Trang

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2010

BẢN NĂNG GỐC.


Các bạn thân mến!

Tôi không biết các bạn sẽ có cảm nhận gì khi  ghé qua những trang viết sơ sài này. Ở thế giới của chúng ta không thể không đưa ra quan điểm của mình. Có người cho rằng sống là phải sông hết mình, sống cho có ý nghĩa, sống làm sao để đến khi ngoảnh lại ta không thấy hổ thẹn với chính bản thân mình. Điều đó  tôi cho là hoàn toàn chính đáng. Nhưng để làm được điều đó không phải là dễ. Đôi trường hợp phải đưa ra chiến lược thật tỉ mỉ cho cuộc sống nhưng cũng có nhiều người sống theo bản năng có sẵn trong con người họ.
Như các bạn đã biết, Cổ xưa có câu: "Nhân chi sơ tình bản thiện" Con người sinh ra ban đầu là bản chất đã mang tính thiện. Ít ai có thể nói được rằng nếu trong ngôn ngữ chỉ cần có quy ước của con người chữ thiện được thay bằng chữ ác, thì khi đó trong từ điển hiện đại của chúng ta bây giờ chữ ác sẽ được coi là mang tính thiện.
Vậy thì sao!? Điều đó muốn nói lên rằng con người chúng ta có thể tự quy định cho từng hành động cụ thể bằng ngôn ngữ, nhưng về bản chất của nó thì không thể thay đổi dù nó có được gọi là gì đi chăng nữa.  Bởi vậy nên trên thế giới này, xuất phát điểm của con người là sinh vật bậc cao, nhưng khi phân chia thành nhiều nhánh sẽ xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau, nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Nhưng bản năng gốc của con người dù cho ở nơi nào trên thế giới cũng đều như nhau.  Và dựa theo đó, những gì mang tính khác biệt trong loài người giữa bộ tộc, dân tộc, quốc gia, châu lục...như văn hóa, nếp sinh hoạt, cuộc sống, và tư duy đều không được coi là bản năng gốc.
Bản năng như được định nghĩa trong wikipedia là khuynh hướng vốn có của sinh vật. Đối với loài người, bàn năng thường được quan sát qua sự biểu hiện về hành động, hành vi thân thể, biểu hiện xúc cảm cũng như tâm sinh lý. Bản năng có thể thay đổi  tùy theo thời gian, không gian, môi trường sống,... Nhưng theo tôi, bản năng gốc là những điều trên được coi là lâu đời nhất còn sót lại trong mỗi sinh vật qua rất nhiều thế hệ, qua những tác động cả về thời gian, không gian...
Bạn Nghĩ Sao????

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét