Trang

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Hành hạ trẻ em những kẻ tôi đồ ngu xuẩn.

Lại thêm một vụ hành hạ trẻ em xuất phát từ sự mê tín dị đoan, Sự thiếu  hiểu biết của những bà mẹ kéo theo sự khổ ải cho một đứa bé vô tội. Ca khúc đứa bé hình như không leo lên được những chuyến xe đó miền tây hay mặt bằng dân trí của vùng trũng quá thấp đã nhấn chìm bao sự cố gắng của chính quyền???
Oái oăm cho một đứa bé chỉ mới 9 tháng tuổi mà chịu cảnh đọa đày. Nhìn gương mặt ngây thơ trong sáng như thiên thần kia mà ngậm ngùi thay. Những vết bầm tím kia có thể sẽ tan trong nay mai nhưng liệu tinh thần của bé có còn được bằng người khi lớn lên không? Ngày mai kia, khi nghe người lớn kể lại liệu bé có tha thứ cho sự ngu xuẩn của mẹ bé và những người thân?
Ngẫm mà xem trên đời này có biết bao hạng người, trước đây mọi người đã nói, nhàn cư vi bất thiện... Lại có loại người còn tệ hơn cả con trâu con ngựa. Loài súc vật mà được cho là ngu xuẩn đần độn cũng không từ bỏ trách nhiệm với con, Sự tước bỏ quyền con người đối với hạng người như thế là không còn oan ức gì.
......................................
Giá vàng hôm nay lại tăng khủng khiếp. cứ tình hình này thì chúng ta không còn cái mà ăn nữa. Lạm phát kiểu này thì chỉ có đem bán hết tổ quốc cho nước ngoài may ra có còn sự cân bằng. Chính phủ làm ăn kiều này thì chết, người dân chỉ có nước đi xin. Bây giờ biết kêu ai nhỉ???

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

Người đàn bà tặng hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng

(Theo VN-express)


Hơn 90% số tiền buôn vải được vợ chồng bà Hồ dùng để ủng hộ cách mạng. Có khi trong nhà không sẵn tiền mà đúng lúc cách mạng cần, bà sẵn sàng bán phá giá vải để gom đủ tiền đưa cho cán bộ.



Ở tuổi 97, bà Hoàng Thị Minh Hồ vẫn giữ nét đẹp của người phụ nữ Hà Nội gốc: Gương mặt phúc hậu, nước da trắng, giọng nói ấm áp và thái độ điềm đạm. Trong ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi bà sống cùng hai con trai, hai chiếc huân chương độc lập hạng nhất được đặt nơi trang trọng nhất. Bà cho hay, đó là phần thưởng cao quý mà nhà nước dành tặng người chồng quá cố Trịnh Văn Bô và bà vì những đóng góp to lớn cho cách mạng.



Giữ giọng chậm rãi, bà Hồ kể, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang của bà trước kia là tiệm vải Phúc Lợi, thuộc loại lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ. Có điều kiện dư dả, hai ông bà thường xuyên làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo. Thấy vậy, cán bộ Việt Minh đã đến nhà vận động ông bà đi theo cách mạng. Việt Minh khó khăn, không có tiền ra báo, bà đã ủng hộ 8 vạn rưỡi tiền Đông Dương. Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang cũng được chọn làm trụ sở hoạt động của cách mạng.



Bà Hồ cho biết, thân sinh ra bà là cụ Hoàng Đạo Phương và Nguyễn Thị Lợi cũng như thân sinh của chồng bà, cụ Trịnh Phúc Lợi, đều là những nhà Nho yêu nước, từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục. Tất cả đều đỗ đạt mà không ai làm quan. Cụ Phương khi gần 80 tuổi đã gọi các con lại nói rằng: "Ta đã già mà chưa làm trọn việc nước, sau này con nào có điều kiện giúp nước thì hãy làm thay ta".



"Lời căn dặn của cha tôi luôn khắc ghi trong lòng. Và khi có điều kiện là tôi giúp nước ngay mà không hề suy nghĩ", bà Hồ tâm sự.





97 tuổi , bà Hồ vẫn còn minh mẫn. Ảnh: Hoàng Thùy.

Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang được xây theo kiểu nhà ống cổ, gồm 4 tầng. Tầng một là cửa hàng vải Phúc Lợi nổi tiếng khắp vùng. Khách đến mua đông đúc, xung quanh lại tấp nập người qua lại nên được chọn làm nơi ở cho Bác Hồ cùng những nhà lãnh đạo cách mạng từ chiến khu trở về.



Bà Hồ nhớ, vào một buổi tối cuối tháng 8 năm 1945, ông Nguyễn Lương Bằng đến nhà bảo vợ chồng bà thu xếp một phòng đón cán bộ cách mạng đến ở. Ông bà dọn một phòng tầng 3 tươm tất để đón khách. Tuy nhiên, người khách mới đến lại dọn xuống tầng 2 để ở cùng mọi người cho tiện.



"Ấn tượng đầu tiên của tôi về người khách mới là sự giản dị. Ông cụ hơi gầy, vầng trán cao, râu dài, tóc bạc. Cụ mặc áo nâu, quần soóc nâu, đội mũ dạ, đi dép cao su hiệu con hổ trắng, tay cầm can. Để đảm bảo bí mật, chúng tôi nói với gia nhân rằng họ là người nhà ở dưới quê lên chơi và tất cả đều không được lên tầng 2 làm phiền", bà Hồ nhớ lại.



33 ngày Bác ở nhà bà (từ 24/8 đến 27/9), bà đều trực tiếp chỉ đạo nhà bếp nấu ăn phục vụ Người. Sau đó, hai vợ chồng bà thay nhau bê lên. Vào 9h hằng ngày, bà thường bê cháo và hoa quả lên cho Bác. Một hôm bà đang định quay gót thì Bác hỏi "Cô tên gì?". Sau khi bà trả lời, Bác lại nói "Cô còn trẻ mà đã có cơ đồ sự nghiệp, có chồng con, tiền bạc. Cô chẳng có gì khổ cả".



Nghe vậy bà Hồ khẳng khái nói: "Cháu vẫn có một điều khổ, đó là nỗi nhục mất nước". Bác cười: "Vậy thì kiên trì và nhẫn nại nhé!".





Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, nơi Bác Hồ viết bản tuyên ngôn độc lập, nay đã trở thành một di tích lịch sử, là điểm đến của nhiều khách tham quan. Ảnh: Hoàng Thùy.

"Ông cụ chăm chỉ lắm. Ngày nào cũng làm việc tới đêm khuya và thức dậy rất sớm để tập thể dục. Cụ cứ ngồi bên bàn làm việc, gõ lách cách. Có khi lại họp bàn với các đồng chí ở bên phòng lớn suốt đêm", bà Hồ kể.



Thấy sự kính cẩn mà cán bộ dành cho "ông cụ", bà thắc mắc với ông Lê Đức Thọ, Trần Đăng Ninh nhưng họ chỉ cười không nói gì. Một lần ông bà đón hai vị khách nước ngoài đến thăm "ông cụ". Rồi cụ đưa cho hai vị khách xem một bản thảo, một trong hai người nói rằng đoạn đầu quen quen. Cụ cười nói: "Đó là câu từ ở trong bản tuyên ngôn độc lập của nước bạn".



"Mãi sau này tôi mới biết bản thảo đấy chính là bản tuyên ngôn độc lập mà Người viết hàng đêm bên chiếc máy chữ", bà Hồ cho hay.



Bà Hồ bảo giờ phút mà bà không bao giờ quên được là buổi sáng 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình. Sáng hôm ấy, bà chuẩn bị tươm tất đến dự mít tinh, ông Bô đi cùng với Ủy ban hành chính Nhà nước. Khi đang xếp hàng ở Phan Đình Phùng, sau lời giới thiệu cụ Hồ Chí Minh lên đọc Tuyên ngôn độc lập, nghe giọng nói quen thuộc của "ông cụ", bà khóc òa sung sướng. Người khách bấy lâu ở trong nhà bà, được bà tận tâm chăm sóc chính là Bác Hồ kính yêu, là cụ Nguyễn Ái Quốc mà bà được đọc trên báo.



Sau ngày Quốc khánh, ban ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc ở phủ, tối vẫn về nhà bà Hồ để ở. Bác vẫn gần gũi, chân thành như "ông cụ ở quê lên chơi" ngày nào. Thời gian này, Bác nhờ ông bà Bô chuẩn bị một bữa tiệc chiêu đãi tướng quân Tưởng. Đồng thời, để cho chúng rút 20 vạn quân khỏi nước ta, Bác đã nhờ ông bà chuẩn bị tiền lót tay.



"Để có 200 vạn cho Tiêu Vân, 300 vạn cho Lư Hán và 500 vạn cho Ứng Khâm, tôi đã phải bán phá giá những xấp vải có trong nhà, vì dân kinh doanh đâu để nhiều tiền trong nhà", bà Hồ cười nói.





Từ trái sang gồm nhà tư sản Hoà Tường, ông Trịnh Văn Bô, bà Hoàng Thị Minh Hồ, mẹ ông Trịnh Văn Bô, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp trước thềm Nhà hát Lớn tại Tuần lễ vàng 1945. (Ảnh tư liệu).

Gần như toàn bộ số tiền mà ông bà thu được từ việc kinh doanh vải đều dùng cho hoạt động cách mạng. Từ tháng 3/1945 đến hết tháng 5/1946, mọi chi tiêu, ăn mặc, tiếp khách của nhà nước đều do bà Hồ đài thọ. Những cán bộ ở tỉnh về không có quần áo tốt mặc, bà đã không ngần ngại lấy vải trong nhà, bảo thợ của gia đình may tặng. Chính vì những đóng góp ấy, sau này người Pháp đã ví bà là Bộ trưởng Tài chính của Việt Minh.



Nạn đói năm 1945, người tha hương khắp nơi đổ về Hà Nội. Ông bà Hồ đã xuất kho cứu đói khắp nơi. Khi Bác Hồ phát động “Tuần lễ vàng”, gia đình bà ủng hộ 117 lạng. Tổng cộng từ khi được giác ngộ, gia đình ông bà đã ủng hộ cách mạng 5.147 lạng vàng. Ngoài ra, bà thường xuyên đến các bạn hàng vận động ủng hộ tiền, vàng giúp đất nước.



Trong đêm kết thúc “Tuần lễ vàng”, bà Hồ không chút băn khoăn bỏ tiền mua đấu giá bức ảnh Bác Hồ với giá 10 vạn đồng. Sau này bà đã tặng lại UBND thành phố Hà Nội. Tổng số tiền trong đêm đấu giá là 1,58 triệu đồng Đông Dương. Đây là số tiền rất lớn trong điều kiện ngân khố nước ta chỉ 1,2 triệu tiền Đông Dương (toàn giấy 1 đồng, 5 hào, 2 hào, 1 hào), nhưng số thì rách, số thì cũ nát không tiêu được. Ngân khố quốc gia gần như trống rỗng.



Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hai ông bà đã bỏ nhà lên chiến khu, từ bỏ cuộc sống sang giàu, ăn no mặc đẹp. Bà cho rằng, chỉ có nước nhà độc lập thì mình mới hết nhục. Vì thế những ngày ở rừng rú, ăn cơm vắt với măng rừng, bà vẫn cảm thấy hạnh phúc.



Con cái bà sau này không ai nối nghiệp làm kinh doanh, nhưng ai cũng trưởng thành, là những viên chức nhà nước. Nghĩ đến những năm tháng hoạt động cách mạng, bà cười hiền hậu và nói: "Nếu được lựa chọn lại, tôi vẫn dốc toàn bộ tiền bạc cho cách mạng. Tôi không hối hận vì những việc mình làm vì đó là trách nhiệm của một người dân trong thời kỳ đất nước khó khăn".



Hoàng Thùy

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Người Nhật nhặt rác ở Sài Gòn

Người Nhật nhặt rác ở Sài Gòn


23/08/2010 21:02 (Thanh nien)


Oshima Mitutere (áo trắng)
cùng các nhân viên người Việt
nhặt rác vào buổi sớm - Ảnh: Ngân Vi
Sáng sớm, người ta thấy trên các đoạn đường Trương Định, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Diệu (Q.3, TP.HCM) một nhóm thanh niên thường mặc âu phục đen, trong đó có một người Nhật, tay mang lỉnh kỉnh các thứ nào chổi, nào ki... đi nhặt rác!

Anh chàng người Nhật đó chính là Oshima Mitutere, quản lý Viện mẫu tóc Mano Mano. Đến Việt Nam từ tháng 6.2009 và từ gần 1 năm nay, đều đặn mỗi ngày Oshima Mitutere cùng các nhân viên người Việt ở Viện mẫu tóc bắt đầu ngày mới bằng việc làm giản dị: quét, nhặt rác!



Yêu nên muốn đường phố sạch đẹp



Oshima sẽ tròn mắt ngạc nhiên nếu có ai đó hỏi: “Tại sao anh làm việc này (quét, nhặt rác)?”. Không hoa mỹ, không lý tưởng, Oshima dẫn dắt đến một vấn đề rất gần gũi: “Khi mở tiệm kinh doanh, ai cũng muốn nơi mình làm việc sạch đẹp. Nhưng nếu chỉ nơi mình làm việc sạch đẹp thôi thì chưa đủ. Phải quan tâm đến môi trường xung quanh”. Trong trường hợp này, Oshima được xem là người đàn ông duy mỹ. Nhu cầu về cái đẹp của chàng trai 34 tuổi này thật thiết thực. Muốn đẹp nên làm đẹp cho mọi người, cho phố phường nơi mình đang sống, làm việc. Điều tưởng chừng như quá đơn giản ấy không phải bất kỳ ai cũng ý thức và thực hiện được.



Oshima thổ lộ, khi mới chuyển đến Việt Nam công tác, thật khó khăn để thích nghi với khí hậu ở đây. Thời tiết Sài Gòn lúc nắng lúc mưa, dỗi hờn như một “cô em” mới lớn. Nhưng thời gian giúp anh làm quen để thương “cô em” ấy hơn. Oshima Mututere cười khe khẽ khi nói về tình yêu giữa anh và mảnh đất lạ này. “Việt Nam quả thực là vùng đất lành. Sài Gòn thật bình yên!”, anh nói và cho biết cả ngày làm việc mệt mỏi nên anh ít có dịp đi đâu đó chơi. Cuối ngày, anh lại trở về căn hộ chung cư bên 5 người bạn xa xứ khác. Tình yêu nảy nở từ tách cà phê, tô phở... và trong từng góc phố dịu dàng. Cũng chính vì tình yêu ấy, anh muốn những góc phố ở nơi mình làm việc, đi qua phải sạch đẹp hơn.



Bảo vệ môi trường là bảo vệ giống nòi



Oshima thấy gì qua gần 1 năm miệt mài nhặt rác mỗi sáng? Tôi hỏi và nhận được câu trả lời với giọng đầy lo lắng: “Một loại rác độc hại - những kim tiêm đã qua sử dụng”, vì: “Ở Nhật, tôi chưa từng gặp trường hợp kim tiêm lăn lóc trên lề đường như thế”. Theo Oshima, những người già đi bộ tập thể dục, những đứa trẻ thiên thần đuổi bắt nhau... sẽ thật khổ sở nếu có ai đó đạp phải kim tiêm. Nỗi sợ hãi vô hình đó thôi thúc anh phải mạnh dạn nhặt bỏ chúng.



Thêm một điều nữa Oshima trăn trở, ấy là hằng ngày anh nhận thấy không ít những nam thanh nữ tú ăn mặc sành điệu đi qua đoạn đường này tiện tay vứt vỏ chai, bao thuốc... xuống đường. Đôi khi là những em nhỏ ngồi sau xe vô tư ném bỏ hộp sữa lung tung mà không nhận được bất kỳ sự răn đe nào từ cha mẹ. Quan điểm của anh: xả rác là hành động sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ đời sau. “Người Nhật và người Việt Nam có chung một đặc điểm, đó chính là yêu thương giống nòi. Vậy thì tại sao chúng ta không biết bảo vệ bản thân cũng như con cháu bằng cách bảo vệ môi trường!”, Oshima nói.



Các nhân viên của Mano Mano rất hào hứng khi kể chuyện về “anh sếp người Nhật”. Lan Trinh (thông dịch viên) vui vẻ thừa nhận: “Một số nhân viên lúc đầu hơi... mắc cỡ khi làm công việc này (nhặt rác - PV) cùng anh ấy. Nhưng Oshima đã nhẹ nhàng thuyết phục họ rằng không gì là mắc cỡ cả, chỉ có những người xả rác mới phải xấu hổ!”.



Ngân Vi (báo thanh nien)

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

Bạn nghĩ sao sau khi xem hoa hậu thế giới người việt.

Hôm qua, đêm chung kết Hoa hậu thế giới người việt được trực tiếp trên VTV3 đài truyền hình Việt Nam. Thành công cũng có nhưng còn rơi rớt lại đôi điều làm cho chúng ta còn băn khoăn.
Nói chung đêm chung kết diễn ra thật hoành tráng, với những người dẫn chương trình nổi tiếng và lịch thiệp có vân hóa. Nhưng điều lấn cấn trong cách tổ chức làm cho nó phần nào kém đi sự hấp dẫn và mới lạ. Đối với vấn đề người dẫn chương trình vẫn cón chút gì đó gượng gạo và không hợp với ngữ cảnh. Suy cho cùng thì để kiếm được một MC dẫn một chương trình được coi là tầm cỡ như thế này không phải dễ. Cái được của ekip dẫn chương trình tối qua là sự lịch thiệp, sự ăn nói trôi chảy nhưng điều cần thiết để tôn chương trình lên thì lại bị thiếu và làm cho chương trình kém đi phần nào sự thu hút của khán giả xem truyền hình đó là sự kém hoạt náo trong những lúc cao trao. Và xem ra trong cách tung hứng của bộ 3 MC tối hôm qua thiếu đi sự vui nhộn và khập khiễng trong sự phối hợp. Nếu như chương trình kiếm được một MC tầm cỡ như cuộc thi British got talent gì đó ở bên Anh quốc thì không thể chê vào đâu được.
Một cái không được trôi chảy nữa là đạo diễn chương trình không đạt tầm cho một chương trình lớn như thế. Kèm theo đó là công tác quay phim không đạt. Nói chung là sự yếu kém trong công tác truyền hình có thể đã làm cho chương trình giảm sự hấp dẫn đi rất nhiều. Chúng ta đều biết là công tác truyền hình chỉ nhằm mục đích phục vụ khán giả xem truyền hình là chính, nhưng tối hôm qua các góc máy và cự ly hình ảnh quá xa nên khán giả truyền hình hầu như chỉ xem sự hoành tráng của sân khấu  nhạc nước Vinperl Land thôi chứ các thí sinh thì trông giống như những chú kiến trên sân khấu.
Lại nhìn về phần ca mùa nhạc phụ họa. Đã tốn rất ngiều giấy bút cho vấn đề này nhưng xem chừng cái tầm của các đạo diễn người Việt chỉ  đến vậy. Không biết họ lôi ở đâu ra lắm ngưỡng cờ phướn phụ họa cho các ca khúc. Những màn múa trông rất chướng và không mang nhiều ý nghĩa lại được dịp lên sân khấu. Duy chỉ có màn múa chăm là có ý nghĩa. Đạo diễn đã quá lạm dụng các màn múa phụ họa chăng hay là lỡ thuê đoàn nên phải đưa họ lên sân khấu. Hãy xem ban nhạc IL DIVO biểu diễn sẽ thấy. Trong phong cách của họ toát lên vẻ chuyên nghiệp cho dù họ không có bóng hồng nào tung tẩy ở phía sau và khán giả vẫn vỗ tay rần rần. Để mà suy xét sự hấp dẫn của tiết mục lấp chỗ trống tối qua về phân ca sỹ VN biểu diễn là chuyên nghiệp nhất phải nói đến ca sỹ Tùng Dương. Anh dường như thả hồn vào mỗi phân khúc biểu diễn của mình trong chương trình. Đó là cái được nhất trong phần ca nhạc tối hôm qua.
Tôi thì tôi nghĩ rằng để đuổi kịp các đồng nghiệp ở nước ngoài thì các MC, Đạo diễn, Biên đạo, người làm truyền hình... Việt nam còn cả một khoảng cách để học hỏi. BẠN NGHĨ SAO?

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010

BUỒN


Buồn ư??? Sao lại buồn???
Đó là cảm giác của con người khi không thấy có sự cân bằng trong cuộc sống, cuộc sống không thỏa mãn. 
Mấy ngày qua xem trên các diễn đàn ngôn luận trên Internet thấy còn nhiều điều buồn cho đất nước. Tham nhũng, sự phân hóa giàu nghèo, Người đánh người, thậm chí là giết cả những người thân quen  để sinh tồn. Sao lại không buồn cho điều đó!!!

Mấy hôm nay đọc trên blog free Lê Công Định mà thấy có nhiều sự oái oăm chúng ta chưa nắm ắt hết được. Điều đó làm cho tôi hoài nghi về một thế giới Chủ nghĩa Cộng sản tốt đẹp mà Mác đã đưa ra luận đề từ cách nay hơn 100 năm. 

Ngày xưa khi còn đi học, tôi đã được các thầy cô giáo dạy dỗ chúng tôi, những mầm măng non của đất nước bao điều hay lẽ phải. Tôi cho rằng đó là những ưu điểm của thời bấy giờ. Tuy các thầy cô ở quê tôi dạy chúng tôi với một mục đích cao cả là mong cho chúng tôi nên người. Tôi đã rất khâm phục và cảm động đối với những gì mà thầy cô giáo đã từng dạy tôi. Một lý tưởng cao đẹp, và đúng là nó rất cao đẹp hay nói rằng chúng tôi, và có lẽ là cả các thầy cô giáo đã ngộ nhận nên sự thành công của chủ nghĩa xã hội. Đúng là vào thời kỳ đó nó như những chân lý cao đẹp tinh túy nhất chắp cánh ước mơ cho đám trẻ con nông thôn chúng tôi. Thành công của cách mạng Việt Nam thời đó đã cho những người nông dân nghèo khó như gia đình tôi cơm ăn, áo mặc. Chúng ta đã tự tưởng tượng ra sự no ấm khi mà chỉ mới vượt qua khỏi tầng lớp cố nông một chút. Các bạn có trải qua những năm đói kém sau chiến tranh thì mới nghiệm được ra rằng, điều mà chính phủ Việt nam làm được là cả một sự cố gắng. Sự cố gắng đó nếu như được gieo vào tay nhưng nhân tài thì có thể nhân dân ta đã được hưởng lợi rất nhiều.

Nhân tài của chúng ta không thiếu, kể cả trước đây lẫn bây giờ. Vậy thì tại sao bây giờ, mặc dù chúng ta đã có một mức sống cao hơn hẵn mả người dân vẫn không thõa mãn?! Vẫn kiện cáo, vẫn bất mãn với chế độ. Đã nhiều năm nay tôi cố gắng đứng ở thế trung lập để nhìn nhận vấn đề một các thấu đáo theo tầm suy nghĩ của tôi. Xem ra, hiện nay chúng ta vẫn chưa có gì thay đổi nhiều trong tư tưởng. Về bản chất hiện nay, chế độ đã thay đổi hoàn toàn, không nói là thay đổi một trăm tám mươi độ  thì cũng khoảng 160 độ. Vậy thì tại sao lại có cái chế độ kinh tế thị trường theo định hướng XHCN? Đó chỉ là một trò bịp, Trong thâm tâm các lãnh đạo VN đều hiểu là không thể tồn tại CNXH khi mà CN cá nhân mới là thực thể chính tạo nên xã hội. Cái khác biệt là CN cá nhân tôi tại trong xã hội loài người theo một trật tự mới dựa trên nền tảng tri thức cao cấp của loài người. Điều đó làm cho nó năng động hơn, sáng tạo hơn, và cũng sát với thực tế cuộc sống hơn.

Tôi thì tôi nói thế này: "Nếu cụm từ (tự giác) còn tồn tại trong từ điển của tất cả các loại ngôn ngữ trên thế giới này thì CNXH sẽ không bao giờ tốn tại. Có tồn tại chăng chỉ có trên những bài diễn thuyết của các triết gia, chính trị gia".

Đó là thự tế, bởi vì không có một cá nhân nào tự đưa thân mình hy sinh cho xã hội nếu không thấy lợi ích của mình trong đó. Ngày xưa nhân dân ta chiến đâu chống cường hào ác bá, chống thực dân, đế quốc đều nằm trong thế bắt buộc. Vì nếu không hành động thì nhân dân ta còn mãi nằm dưới đáy của thế giới. Nhân dân thời bấy giờ theo Đảng Cộng Sản cũng bởi Đảng đã làm được điều mà  dân cho rằng thiết thực cho đời sống của họ.

Vậy  thực tế hiện nay chúng ta đang thuộc chế độ nào? Trên danh nghĩa thì chúng ta là XHCN nhưng bản chất của nó đã được tư bản hóa. Tôi không biết người dân Việt nam hiện nay nhận định thế nào, đây chỉ là nhận định của riêng bản thân nên cũng chưa đánh giá được . Vậy thì nguồn cơn nào dẫn đế suy nghĩ này???  .....(Còn Tiếp)...

Bạn nào có ý kiến hay hơn nhớ post lên đây nhé!!! Hy vọng cuộc sống mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn



Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2010

BẢN NĂNG GỐC.


Các bạn thân mến!

Tôi không biết các bạn sẽ có cảm nhận gì khi  ghé qua những trang viết sơ sài này. Ở thế giới của chúng ta không thể không đưa ra quan điểm của mình. Có người cho rằng sống là phải sông hết mình, sống cho có ý nghĩa, sống làm sao để đến khi ngoảnh lại ta không thấy hổ thẹn với chính bản thân mình. Điều đó  tôi cho là hoàn toàn chính đáng. Nhưng để làm được điều đó không phải là dễ. Đôi trường hợp phải đưa ra chiến lược thật tỉ mỉ cho cuộc sống nhưng cũng có nhiều người sống theo bản năng có sẵn trong con người họ.
Như các bạn đã biết, Cổ xưa có câu: "Nhân chi sơ tình bản thiện" Con người sinh ra ban đầu là bản chất đã mang tính thiện. Ít ai có thể nói được rằng nếu trong ngôn ngữ chỉ cần có quy ước của con người chữ thiện được thay bằng chữ ác, thì khi đó trong từ điển hiện đại của chúng ta bây giờ chữ ác sẽ được coi là mang tính thiện.
Vậy thì sao!? Điều đó muốn nói lên rằng con người chúng ta có thể tự quy định cho từng hành động cụ thể bằng ngôn ngữ, nhưng về bản chất của nó thì không thể thay đổi dù nó có được gọi là gì đi chăng nữa.  Bởi vậy nên trên thế giới này, xuất phát điểm của con người là sinh vật bậc cao, nhưng khi phân chia thành nhiều nhánh sẽ xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau, nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Nhưng bản năng gốc của con người dù cho ở nơi nào trên thế giới cũng đều như nhau.  Và dựa theo đó, những gì mang tính khác biệt trong loài người giữa bộ tộc, dân tộc, quốc gia, châu lục...như văn hóa, nếp sinh hoạt, cuộc sống, và tư duy đều không được coi là bản năng gốc.
Bản năng như được định nghĩa trong wikipedia là khuynh hướng vốn có của sinh vật. Đối với loài người, bàn năng thường được quan sát qua sự biểu hiện về hành động, hành vi thân thể, biểu hiện xúc cảm cũng như tâm sinh lý. Bản năng có thể thay đổi  tùy theo thời gian, không gian, môi trường sống,... Nhưng theo tôi, bản năng gốc là những điều trên được coi là lâu đời nhất còn sót lại trong mỗi sinh vật qua rất nhiều thế hệ, qua những tác động cả về thời gian, không gian...
Bạn Nghĩ Sao????